Một Góc Nhìn Mới về Ý Nghĩa Của "Tốt Cho Sức Khỏe" Trên Bao Bì Thực Phẩm
Giữa vô vàn lựa chọn thực phẩm ngày nay, việc có thông tin trên bao bì sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được những thực phẩm lành mạnh hơn.
Theo Hướng Dẫn Dinh Dưỡng cho Người Mỹ giai đoạn 2020-2025, hơn 80% người dân không tiêu thụ đủ rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa và hải sản. Trong khi đó, phần lớn lại tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, natri, và đường bổ sung. Những thói quen ăn uống này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư, cũng như tình trạng thừa cân béo phì. Các nhóm dân tộc thiểu số, những người có thu nhập thấp, và những người sống ở các khu vực nông thôn hoặc các cộng đồng ít được tiếp cận dịch vụ thường chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bởi những vấn đề sức khỏe mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống so với dân số chung.
Nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện các thực phẩm hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cập nhật định nghĩa cho nhãn “tốt cho sức khỏe”, bao gồm các tiêu chí mà thực phẩm phải đáp ứng để được sử dụng nhãn này trên bao bì. Đồng thời, FDA cũng đang cân nhắc việc phát triển một biểu tượng đại diện cho nhãn này, giúp người tiêu dùng dễ dàng xác định những thực phẩm có thể làm nền tảng cho chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh.
Cập nhật định nghĩa cho nhãn "Tốt cho sức khỏe" trên bao bì thực phẩm
Định nghĩa 'tốt cho sức khỏe' trên bao bì thực phẩm lần cuối được thiết lập là vào thập niên những năm 1990. Vào thời điểm đó, dựa trên các nghiên cứu dinh dưỡng và hướng dẫn ăn uống của liên bang, định nghĩa này chủ yếu tập trung vào các chất dinh dưỡng riêng lẻ; ví dụ, nó đặt ra các giới hạn cho chất béo bão hòa, tổng lượng chất béo, cholesterol, và natri, đồng thời yêu cầu một lượng nhất định các dưỡng chất có lợi như vitamin, khoáng chất, chất xơ, và protein.
Hiện nay, chúng ta đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các mô hình ăn uống và tác động của chúng đến sức khỏe. Chúng ta nhận ra rằng thực phẩm là sự kết hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể.
Để phù hợp với những tiến bộ mới nhất trong khoa học dinh dưỡng và các hướng dẫn về ăn uống của liên bang, định nghĩa mới về 'tốt cho sức khỏe' đòi hỏi:
- Thực phẩm phải chứa một lượng nhất định từ các nhóm thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc, protein, hoặc sản phẩm từ sữa.
- Thực phẩm không được chứa quá nhiều chất béo bão hòa, natri, hoặc đường bổ sung.
Cách hoạt động của nhãn “Tốt cho sức khỏe”
Việc sử dụng nhãn “tốt cho sức khỏe” trên bao bì thực phẩm là không bắt buộc. Nếu các nhà sản xuất lựa chọn áp dụng, các sản phẩm của họ phải đáp ứng các tiêu chí dinh dưỡng được quy định trong định nghĩa “tốt cho sức khỏe”. Các nhà sản xuất chọn sử dụng tuyên bố “lành mạnh” có thể sử dụng tiêu chí mới bắt đầu từ ngày 25 tháng 2 năm 2025.
Dưới đây là một vài ví dụ về những thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng nhãn “tốt cho sức khỏe” theo định nghĩa mới:
- Hạt và các loại dầu, cá có hàm lượng chất béo cao như cá hồi, và trứng giờ đây được xem là lành mạnh nhờ hồ sơ dinh dưỡng của chúng. Những thực phẩm này không đáp ứng tiêu chuẩn định nghĩa trước đó.
- Nước. Mặc dù nước không thuộc nhóm thực phẩm, nhưng được xem là thức uống tối ưu theo Hướng dẫn Dinh dưỡng.
Dưới đây là một vài ví dụ về những thực phẩm không còn đủ điều kiện để sử dụng nhãn “tốt cho sức khỏe” theo định nghĩa mới:
- Bánh mì trắng được bổ sung vi chất, sữa chua nhiều đường, và ngũ cốc chứa nhiều đường.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo Sử dụng Thuật ngữ Tốt cho sức khỏe trên Nhãn Thực phẩm.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn
Để chọn thực phẩm lành mạnh cho bạn và gia đình, hãy ăn đa dạng các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa không béo và ít béo, và các thực phẩm giàu protein. Cố gắng tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa, natri, và đường bổ sung thấp hơn.
Bạn cũng có thể kiểm tra nhãn Dinh dưỡng trên thực phẩm đóng gói để tìm thông tin về các chất dinh dưỡng cụ thể và so sánh các sản phẩm. Bằng cách xem phần Trị giá Hàng ngày, viết tắt là %DV, của các chất dinh dưỡng khác nhau, bạn có thể chọn những thực phẩm chứa nhiều chất bạn muốn hấp thụ và giảm bớt các chất mà bạn muốn hạn chế.
Các tài nguyên Bổ sung
- Sử dụng Thuật ngữ “Tốt cho sức khỏe” trên Nhãn Thực phẩm, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
- Hướng dẫn Dinh dưỡng cho Người Mỹ, 2020-2025, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Sở Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ
- Nhãn Dinh Dưỡng Mới, 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
- Giảm Lượng Natri, 2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
- Tiêu thụ Quá Nhiều Muối? Cách Giảm Lượng Muối...Dần Dần, 2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ